Tìm hiểu về Tiêu chuẩn chống trộm EN 1627 - tiêu chuẩn Châu Âu

Theo thống kê của nhiều các quốc gia, trong 80% các vụ trộm, thủ phạm tấn công vào hệ cửa trước tiên. Điều này cho thấy cánh cửa là bộ phận chính cần được bảo đảm an toàn nhất của ngôi nhà. Do đó việc xây dựng, áp dụng và tuân thủ các tiêu chuẩn chống trộm đối với giải pháp cửa luôn là yêu cầu quan trọng đề cập hàng đầu trong việc đảm bảo an ninh chống trộm. Các hệ cửa sổ, cửa đi và vách kính Karawindows cung cấp đều tuân thủ tiêu chuẩn chống trộm EN 1627 của Châu Âu - một trong những tiêu chuẩn khắt khe nhất thế giới. Cùng Karawindows tìm hiểu về tiêu chí này, phạm vi áp dụng của nó như thế nào trong bài viết dưới đây. 

Tiêu chuẩn chống trộm EN 1627

1. Tiêu chuẩn EN 1627 là gì?

EN 1627 là một phần của hệ thống tiêu chuẩn Châu Âu để xác định hiệu suất do Ủy ban Tiêu chuẩn Châu Âu (CEN) ban hành quy định khả năng chống trộm của hệ thống cửa sổ và cửa ra vào. Hệ thống tiêu chuẩn này mô tả các phương pháp thử nghiệm và các nỗ lực đột nhập được sử dụng để đo lường & đánh giá khả năng chống trộm hay mức độ cửa có thể chịu được sự tác động vật lý hoặc có sự hỗ trợ của các công cụ xác định. 

Mục đích của bộ tiêu chuẩn này là nhằm thiết lập mức độ bảo mật tối thiểu cho các quy cách cửa mở sau: cửa mở quay, lật, gấp, quay lật, mở hất hoặc mở trượt (ngang và dọc), mở cuốn cũng như các loại vách nhôm kính cố định.

2. 3 phương thức thử nghiệm đối với tiêu chuẩn chống trộm EN 1627

Các cấp độ chống trộm theo tiêu chuẩn EN 1627 được xác định bằng cách đáp ứng các yêu cầu cụ thể qua 3 bài kiểm tra dưới đây: 

Tiêu chuẩn DIN EN 1628: Bài kiểm tra đầu tiên thử nghiệm sức chống chịu tải trọng tĩnh để đo độ bền cơ học tổng thể của sản phẩm. Trong bài kiểm tra này, mẫu thử được thử nghiệm tại các điểm chịu tải trọng khác nhau (góc khung/cánh, góc điền đầy và các thiết bị khóa) bằng cách sử dụng miếng đệm áp suất và thước đo khe hở.

Tiêu chuẩn DIN EN 1629: Bài kiểm tra thứ hai để xác định khả năng chống chịu dưới tải trọng động hay mức độ chống lại tấn công vật lý không sử dụng công cụ (như dùng vai đẩy). Thử nghiệm được thực hiện sử dụng con lắc với bộ va chạm lốp kép 50kg ở các độ cao thả khác nhau tùy theo cấp độ kháng cự mong muốn. 

Tiêu chuẩn DIN EN 1630: Bài kiểm tra thứ ba đánh giá khả năng chống chịu sự tấn tông có sử dụng các dụng cụ cầm tay trong một khoảng thời gian quy định. Trong thử nghiệm này, một kỹ sư sẽ thực hiện nỗ lực đột nhập bằng bộ công cụ được chỉ định theo cấp độ kháng cự. Để vượt qua bài kiểm tra, sản phẩm phải đạt được thời gian kháng cự được chỉ định trong cấp độ tương ứng.

3. Các mức độ quy định trong tiêu chuẩn EN 1627

Để xác định các rủi ro và mối đe dọa, chúng ta sẽ tiếp cận theo "tam giác rủi ro" được tạo thành từ ba tham số: kẻ tấn công; mục tiêu và công cụ hỗ trợ.

Các cấp độ (Class) được quy định trong tiêu chuẩn EN 1627 nhằm mục đích tính đến những vụ trộm không thường xuyên hoặc ngẫu nhiên và những vụ trộm chuyên nghiệp. Về nguyên tắc, có thể phân biệt thành 2 nhóm trộm cơ bản, được mô tả dưới đây:

Các cấp độ kháng cự (Resistance Class) từ RC1 đến RC3: Phản ánh các phương thức tấn công được sử dụng bởi những tên trộm thông thường không có mục tiêu và tổ chức cụ thể. Lực tác động trong các cuộc đột nhập như vậy không quá lớn do sử dụng các công cụ cầm tay

Các cấp độ kháng cự từ RC4 đến RC6: Đề cập đến các cuộc tấn công có chủ đích của những tội phạm có tổ chức sử dụng công cụ hỗ trợ công nghệ cao, và có kế hoạch tốt.

Dưới đây là bảng chi tiết các cấp độ chống trộm theo tiêu chuẩn EN 1627:

Các cấp độ

(EN 1627)

Phân loại đối tượng trộm

Thử nghiệm tải tĩnh (EN 1628)

Thử nghiệm tải động

(EN 1629)

Bộ dụng cụ

Hình ảnh bộ dụng cụ đột nhập

Thời gian kháng cự

Thời gian thử nghiệm

RC1

Không thường xuyên

300kg

50kg

450 mm

Công cụ đơn giản, tác động vật lý

/

/

RC2

Không thường xuyên

300kg

50kg

450 mm

Như trên + công cụ đơn giản (tuốc nơ vít, kìm, nêm gỗ/nhựa, cưa)

3 phút

15 phút

RC3

Thường xuyên

600kg

50kg

750 mm

Như trên + tuốc nơ vít bổ sung, xà beng, búa nhỏ, máy khoan cầm tay, chốt trôi

5 phút

20 phút

RC4

Chuyên nghiệp

1000kg

/

Như trên + búa nặng, rìu, đục gỗ, đục kim loại, máy cắt bu lông, đục tay và máy khoan cầm tay

10 phút

30 phút

RC5

Chuyên nghiệp

1500kg

/

Như trên + Dụng cụ điện (máy khoan, máy cưa, máy mài góc)

15 phút

40 phút

RC6

Chuyên nghiệp

1500kg

/

Như trên + búa tạ, nêm thép, dụng cụ điện mạnh (máy mài, búa tác động)

20 phút

50 phút

 

4. Sản phẩm kính chống đạn Karawindows cung cấp theo EN 1627

Karawindows vừa cung cấp giải pháp kính chống đạn đối với công trình giữa lòng thủ đô để đáp ứng yêu cầu đảm bảo an ninh an toàn tuyệt đối của chủ đầu tư. Kính chống đạn được sản xuất rất công phu qua nhiều công đoạn khác nhau bằng những nguyên vật liệu vô cùng đặc biệt. Giải pháp kính này được cấu tạo gồm 4 lớp rất chắc chắn chống lại tấn công của các loại vũ khí và đạn dược. Mức độ an toàn của kính cũng được thử nghiệm tuân theo tiêu chuẩn EN 1627 của Châu Âu.  

Đặc biệt, trong trường hợp kính vỡ trước những va chạm cực mạnh của súng, đạn không thể xuyên qua và được giữ lại trong khung. Ngoài ra, mảnh kính vỡ sẽ dính chặt vào nhau đảm bảo không có mảnh vụn sắc nhọn gây nguy hiểm cho người ở gần đó.

Loại kính này đặc biệt phù hợp với những công trình nằm gần khu căn cứ quân sự, văn phòng chính phủ, cơ quan tài chính hoặc những nơi ở có nhu cầu an toàn cực cao.

Lời kết

Trong bối cảnh yêu cầu ngày một cao về an ninh, an toàn, tiêu chuẩn chống trộm EN 1617 của Châu Âu ngày càng có vai trò quan trọng trong việc đảm bảo an toàn của cửa sổ, cửa đi và vách nhôm kính. 

Với tư cách là nhà phân phối độc quyền các sản phẩm nhôm kính của các thương hiệu Châu Âu tại Việt Nam, Karawindows luôn tiên phong ứng dụng các giải pháp tuân thủ tuyệt đối tiêu chuẩn chống trộm EN 1627 với mục đích đảm bảo môi trường sống an toàn tiện nghi cho mỗi khách hàng.

popup

Số lượng:

Tổng tiền: